Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Logic board – AD board – Mainboard
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline

Logic board – AD board – Mainboard

Theo tiếng Việt thì gọi là bo hình – bo xử lý – bo giao tiếp… nhiệm vụ chính là nhận tín hiểu RGB Analog rồi chuyển đổi thành tín hiệu Digital cấp cho mạch điều khiển, mạch lái rồi xuất lên LCD Panel.

Trên bo gồm có: IC giao tiếp (Scalar), MCU (microcontroller unit), EEprom, thạc anh, mạch ổn áp, và một số linh kiện dán (SMD). Các mạch ổn áp nguồn trên bo bao gồm: 2v5, 3v3 và 5v. Trên bo còn có các đường tín hiệu khác như: không hiển thị (no display), tự động cân chỉnh…

Chức năng của các IC trên bo:

1. IC giao tiếp:
- Nó bao gồm Pre-Amp, ADC (chuyển đổi analog sang digital), tự động cân chỉnh (Auto Adjustment), PLL (Phase Locked Loop), các hiển thị trên màn hình (On Screen Display -OSD)… Chuyển đổi tín hiệu màu RGB sang 8 bit hay 16 bit tùy thuộc vào MCU đang dùng để cấp cho IC điều khiển panel LCD. Chức năng tự động cân chỉnh tần số, phase, vị trí ngang / dọc và cân bằng trắng… khi chuyển đổi độ phân giải. Ở các monitor LCD đời củ, các chức năng này không nằm chung 1 IC mà chia thành nhiều IC khác nhau.

2. MCU (Microcontroller Unit):
- Nó là một vi xử lý bao gồm cả CPU, SRAM, DAC, ADC và 64K FlashROM. Điều khiển mọi họat động trên bo như một máy tính thu nhỏ.

3. EEprom:
- Lưu các đoạn chương trình như là BIOS của mainboard máy tính. Và dĩ nhiên, nó cũng có thể bị lỗi và cũng được xả ra nạp lại bằng các máy nạp ROM thông dụng như PCB50 của TME hay Máy ProTool U580…như chính BIOS mainboard máy tính.

Vị trí thực tế của EEprom

- Nếu lỗi EEprom: sẽ Không lên hình, sai khuông hình ngang dọc, không thể lưu các cài đặt, cân chỉnh của người dùng, một số chức năng điều chỉnh âm thanh, ánh sáng không họat động, không hiển thị các màn hình chức năng điều khiển hoặc hiện các màn hình chức năng hòai mà không tắt.
- Việc nạp lại ROM này chủ đọc từ ROM máy tốt để dành nạp lại hoặc lên mạng tìm hoặc xin nhé.
- Các chip EEprom thông dụng là: 24C02, 24C21, 24C04, 24C08, 24C16

Hình dáng thực tế của EEprom

4. Thạch Anh:
- Cấp giao động cho MCU, thạch anh hư MCU không họat động và LCD sẽ không lên hình.

5. Các mạch ổn áp 2v5, 3v3, 5v:

- Để cấp nguồn cho tòan bộ bo, nếu mất sẽ không lên Led báo nguồn.

Monitor LCD: Board Cao áp – Inverter board

Ở các LCD đời mới, bo cao áp nằm chung với bo nguồn. Còn các LCD đời củ thì bo cao áp có thể nằm riêng như hình bên dưới.

 

Bo cao áp trong LCD được thiết kế theo 4 dạng thông dụng như sau:

1) Kiểu Buck Royer
2) Kiểu kéo đẩy (Lái trực tiếp)
3) Kiểu Nữa cầu -Half bridge (Lái trực tiếp)
4) Toàn cầu – Full bridge (Lái trực tiếp)

Các kiểu 2, 3, 4 hiện nay được dùng nhiều hơn do tính ổn định và ít tốn linh kiện hơn.

1. Buck Royer Inverter:

Sơ đồ khối kiểu Buck Yoyer

- Để đốt sáng các bóng cao áp (back light), nhiệm vụ của bo cao áp là chuyển điện áp 12V DC từ mạch nguồn lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn vôn AC.

- Mỗi mạch cao áp cấp cao áp cho từng bóng cao áp riêng biệt (đối với các LCD có 2 hay 4 bóng cao áp). Mạch dạng này bao gồm: IC điều xung (hay còn gọi IC inverter), Mosfet Buck kênh P, cuộn dây Buck và Diode Buck, cặp Transistor kéo đẩy…

- Nói cho phức tạp, thực chất nó như dạng một cái “tăng phô” điện tử. Tuy nhiên, ở đây nó được thiết kế để họat động ở tần số từ 30 đến 70 Khz với mạch hồi tiếp để họat động ổn định. Các MOSFET thì đạng đôi và đóng gói như dạng IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.

                

 

     

- Các mosfet đội chân cắm thông dụng là: FU9024N, J598 …
- Các mosfet lọai dán SMD thông dụng là: 4431, BE3V1J…
- Các transistors kéo đẩy thông dụng là: C5706, C5707…

2. Dạng kéo đẩy (Lái trực tiếp)

- Lọai này chủ yếu sử dụng 1 cặp mosfet ngược kênh và trên thực tế thì 2 mosfet này cũng được đóng gói như 1 IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.

3. Dạng nữa cầu – Half Bridge Inverter (Lái trực tiếp)

- Dạng này thì cũng tương tự như như dạng kéo đẩy nhưng khác nhau ở chổ chỉ cần 1 cuộn dây bên sơ mà thôi.

 

4. Dạng toàn cầu – Full Bridge Inverter (Lái trực tiếp)

 

- Lọai này thường thấy trong các LCD đời mới, nó chạy đến 2 MOSFET đôi 8 chân cho 1 bóng cao áp.

Những lỗi thường gặp trong bo cao áp:
1) Khô hoặc phù tụ (Rất phổ biến trong các mạch dạng buck choke)
2) Chạm hoặc đứt cuộn dây cao áp
3) Đứt hoặc chạm các transistor kéo đẩy
4) Lỗi các tụ dập xung
5) Chết MOSFET
6) Đứt các cầu chì cấp nguồn cao áp
7) Lỗi các tụ xuất
8) Chạm bóng cao áp

- Các IC Inverter thường ít khi chết hơn. Một vài IC inverter thông dụng như TL1451 ACN, 0Z960, 0Z962, 0Z965, BIT3105, BIT31 06, TL5001…

Chào Bạn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com