Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Bài 7 _ Card Video
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline
 Card Video ( Bo mạch đồ họa )

Bo mạch đồ họa (graphics card), card màn hình, thiết bị đồ họa, cạc màn hình, đều là tên gọi chung của thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính.
Mọị máy tính cá nhân, máy tính xách tay đều phải có bo mạch đồ họa.

Các loại bo mạch đồ họa ( Card Video )

Có thể có nhiều cách phân loại bo mạch đồ họa khác nhau: theo dạng thức vật lý, theo loại GPU, theo bus giao tiếp với bo mạch chủ ( PCI, AGP, Express ) và thậm chí còn theo hãng sản xuất thiết bị
Để thuận tiện cho các cách gọi ở phần sau trong bài viết này, tạm phân các loại bo mạch đồ họa theo dạng thức vật lý của chúng. Theo cách này bo mạch đồ họa chỉ gồm hai loại:

  • Bo mạch đồ họa được tích hợp trên Mainboard có thể sử dụng chip đồ họa riêng, bộ nhớ đồ họa riêng hoặc cũng có thể là một phần của chipset cầu bắc và sử dụng bộ nhớ của RAM hệ thống.


  • Bo mạch đồ họa độc lập, gọi tắt là bo mạch đồ họa rời, liên kết với bo mạch chủ thông qua các khe cắm mở rộng , có nhiều loại bo rời như Card Video chuẩn PCI, Card Video AGP 2X, 4X, 8X, Card PCI Express
  • Card AGP 2X, 4X, 8X vậy X là gì ?
    - X là số nhân với tốc độ gốc 66MHz,
    - Vậy Card AGP 2X tương đương với tốc độ Bus 2 x 66 = 133MHz
    - Card AGP 4X có tốc độ Bus 266MHz
    - Card AGP 8X có tốc độ Bus 533MHz
    - Card PCI Express (16X) có tốc độ Bus 1066MHz

    1) Card Video chuẩn PCI


    Card Video chuẩn PCI cũ có tốc độ Bus 66MHz


    Card Video chuẩn PCI được sử dụng trong các máy đời cũ

    2) Card Video chuẩn AGP 2X



    Card AGP 2X chia khe cắm thành một phần hẹp phía bên trái, phần
    rộng phía bên phải ( tính theo phần có mạch in ) , Card 2X được sử
    dụng trong các máy Pentium II


    3) Card Video chuẩn AGP 4X



    Card AGP 4X chia khe cắm thành ba múi hoặc một phần rộng
    phía trước , phần hẹp phía sau ( tính theo phần có mạch in ) ,
    Card 2X được sử dụng trong các máy Pentium III nhưng cũng
    dùng được cho máy Pentim IV hỗ trợ Card AGP


    4) Card Video chuẩn AGP 8X



    Card AGP 8X trông giống hệt với Card 4X về chân cắm

    Card AGP 8X thường sử dụng trong các Main Pentium IV
    có đế CPU là Soket 478

    5) Card Video chuẩn PCI Express


    Card PCI Express tương đương với chuẩn 16X


    Card PCI Express thường được sử dụng cho Mainboard có
    đế CPU là Soket 775

Thành phần cơ bản của Card Video

Bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc chức năng đồ họa tích hợp

Bộ xử lý đồ họa ("Graphic Processing Unit", viết tắt là GPU) là thành phần rất quan trọng quyết định đến sức mạch đồ họa, nó có ý nghĩa như CPU trong máy tính. GPU thường được hàn/dập chắc chắn vào bo mạch đồ họa rời. Đối với các bo mạch đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ, chúng có thể ở dạng GPU gắn liền trên bo mạch chủ hoặc được tích hợp chung vào [chipset bắc].



Hiện nay các bo mạch đồ họa rời thường sử dụng GPU của hai hãng sản xuất:

  • nVIDIA
  • ATI (Trước đây là một hãng độc lập, nay đã được hãng AMD mua lại)

Ngoài hai hãng này một số hãng khác cũng sản xuất chip xử lý đồ họa (SIS, Trident) nhưng các công ty đó hiện không thành công trong khẳng định vị thế của mình trên thị trường chip xử lý đồ họa.
Đối với dạng tính năng đồ họa được tích hợp vào chipset hoặc gắn liền trên Mainboard

  • Intel: Với các chipset: 810, 815, 845, 865, 910, 915, 945, 946, 965...mà phân biệt các chipset tích hợp đồ họa thường được ký hiệu thêm chữ "G" (cùng một ký tự khác hoặc không có) ở sau ký hiệu chipset (Ví dụ: 915G, 915GV, 915GL...)
  • ATI: Radeon IGP 9100, Radeon IGP 9100 PRO, Radeon Xpress 200 (có các phiên bản cho CPU Intel và AMD khác nhau), Radeon IGP 320...
  • VIA: P4M800, P4M800 Pro, K8M800, K8M890, KM400
  • SiS: SiS661FX, SiS661GX, SiS761GL, SiS761GX, SiS760, SiS741
  • nVIDIA: nForce2

Bộ nhớ đồ họa ( RAM )

Để xử lý các tác vụ đồ họa và lưu trữ kết quả tính toán tạm thời, bo mạch đồ họa có các bộ nhớ riêng hoặc các phần bộ nhớ rành riêng cho chúng từ bộ nhớ chung của hệ thống, trong các trường hợp khác bộ nhớ cho xử lý đồ họa được cấp phát với dung lượng thay đổi từ bộ nhớ hệ thống.
Dung lượng của bộ nhớ đồ họa một phần quyết định đến: độ phân giải tối đa, độ sâu màu và tần số làm tươi mà bo mạch đồ họa có thể xuất ra màn hình máy tính. Do vậy dung lượng bộ nhớ đồ họa là một thông số cần quan tâm khi lựa chọn một bo mạch đồ họa. Dung lượng bộ nhớ đồ họa có thể có số lượng thấp (1 đến 32 Mb) trong các bo mạch đồ họa trước đây, 64 đến 128 Mb trong thời gian hai đến ba năm trước đây và đến nay đã thông dụng ở 256 Mb với mức độ cao hơn cho các bo mạch đồ họa cao cấp (512 đến 1Gb và thậm trí còn nhiều hơn nữa).
Bộ nhớ RAM càng lớn thì chơi Game hay làm đồ hoạ, xem Video ảnh càng chuẩn, không bị giựt giựt .

Bus kết nối

Bo mạch đồ họa thường sử dụng các đường truyền dữ liệu theo các chuẩn nhất định (bus) để truyền dữ liệu giữa bo mạch đồ họa với hệ thống máy tính, các bus có thể là PCI Express X16 (mới nhất), AGP (gần đây), PCI (trước khi ra đời AGP)

  • Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI:
  • Bo mạch đồ họa sử dụng bus AGP: có các thế hệ 2x, 4x và 8x.
  • Bo mạch đồ họa sử dụng bus PCI Express:

Trình điều khiển

Bo mạch đồ họa đều cần sử dụng một trình điều khiển riêng đối với các hệ điều hành khác nhau, nếu không có các trình điều khiển thì dù có một bo mạch đồ họa hiện đại nhất hệ thống chỉ xuất ra hình ảnh có có độ phân giải thấp, độ sâu màu thấp và với tốc độ làm tươi hạn chế. Trình điều khiển được cần được cài đặt vào hệ điều hành sau khi kết nối bo mạch đồ họa với hệ thống (trong một số trường hợp, trình điều khiển hệ thống đã được tích hợp sẵn với hệ điều hành thì người sử dụng có thể không cần đến việc cài đặt trình điều khiển).
Do sự quan trọng của trình điều khiển mà nó là một thành phần cơ bản, không thể thiếu trong bo mạch đồ họa. Đôi khi trình điều khiển chưa được hoàn thiện hay tồn tại một số lỗi dẫn đến hiệu năng của bo mạch đồ hoạ bị giảm ít hay nhiều tuỳ mức độ, hoặc xuất ra hình ảnh không đúng(sọc,răng cưa,rác...)

  • Để xem máy tính của bạn đã cài trình điều khiển cho Card Video hay chưa, bạn làm
    như sau
    - Kích phải chuột vào My Computer / chọn Manage / chọn Device Manager
    => Bạn thấy xuất hiện cửa sổ như hình dưới. Kích vào dấu + Display adapters, nếu thấy có tên Card Video và không bị đánh dấu vàng là Card Video của bạn đã được cài đặt tốt .



    Màn hình Device Manager quản lý trình điều khiển của các thiết bị

    - Muốn xem chi tiết hơn về Card Video bạn làm như sau:
    => vào start / chọn Run... / gõ vào ô Text là: Dxdiag rồi OK => cửa sổ
    DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, bạn chọn mục Display

Video BIOS ( ROM )

Cũng giống như tính năng của BIOS ở bo mạch chủ, video bios chứa toàn bộ thông tin thiết lập về phần cứng của bo mạch đồ họa. Video Bios còn giúp cho bo mạch đồ họa họat động ngay khi máy tính bắt đầu khởi động trong quá trình POST - trước khi trình điều khiển của hệ điều hành được nạp.
Video bios của bo mạch đồ họa ở dạng một ROM, có thể được hàn định vị trực tiếp vào bo mạch đồ họa, có thể ở dạng gắn trên đế cắm (đối với các bo mạch đồ họa trước đây).
Nhiều overlock hoặc hacker thường thay đổi Video Bios của bo mạch đồ họa để ép xung chúng (overlock).

Tính tương thích của Card Video

  • Bạn không thể mua một Card Video bất kỳ để gắn vào máy tính của mình được mà mua Card gì AGP 4X hay 8X hay PCI Express là phụ thuộc vào Mainboard của bạn
    - Tuy nhiên hai loại Card AGP 4X và AGP 8X bạn có thể thay thế cho nhau được
  • Ví dụ bạn hãy xem một báo giá về Mainboard

    BIOSTAR I865GV-M7 - Intel 865GV chipset (Prescott) - Upto P4 3.8GHz; 2xDual DDR 400 (Max 2GB Ram); VGA & Sound & NIC onboard; 1xAGP 8X; 3xPCI; 2xSerial ATA; 533 / 800FSB
    Bảo hành: 36tháng

    Mô tả:
    -Tên Main : BIOSTAR I865GV-M7
    -Tên Chipset bắc: Intel 865GV
    -Hỗ trợ đến tốc độ CPU 3,8GHz
    -Có 2 cặp RAM Dual ( Bộ nhớ song song ) Bus RAM 400, hỗ trợ tối đa đến 2GB RAM
    - Có Card Video, Card Audio, Card Net tích hợp trên Main
    - Có một khe AGP 8X
    - Có 3 khe PCI
    - Hai cổng gắn ổ cứng chuẩn ATA
    - Hỗ trợ FSB là 533 và 800MHz

    ASROCK ConRoe1333-D667-R1 - Intel 945GC chipset (Core 2 Duo) - Upto P4 3.8GHz; 2xDual DDR2 533/ 667 (Max 4GB Ram); VGA & Sound 7 channel & NIC onboard; 1xPCI Express; 3xPCI; 4xSerial ATA; 533/ 800/ 1066 FSB ...
    Bảo hành: 36tháng

    Mô tả:
    -Tên Main : B
    ASROCK ConRoe1333-D667-R1
    -Tên Chipset bắc: Intel
    ntel 945GC
    -Hỗ trợ CPU ( Core 2 Duo ) và hỗ trợ đến tốc độ CPU 3,8GHz
    -Có 2 cặp DDR2 Dual ( Bộ nhớ song song DDR2) hỗ trợ Bus RAM 533 và 667, hỗ trợ tối đa đến 4GB RAM
    - Có Card Video, Card Audio 7 kênh, Card Net tích hợp trên Main
    - Có một khe gắn Card Video PCI Express
    - Có 3 khe PCI
    - 4 cổng gắn ổ cứng chuẩn ATA
    - Hỗ trợ FSB là 533 , 800 và 1066MHz

Một số câu hỏi thường gặp

  • Câu hỏi 1:
    Tôi có Main đã có Card Video Onboard, giờ tôi muốn lắp thêm một Card Video mạnh hơn để chơi Game không bị giật ảnh thì làm thế nào ?
  • Trả lời:
    - Trước hết Main của bạn phải có thêm khe cắm Card Video rời như Card AGP hay Card PCI Express
    - Mua Card mà Main của bạn hỗ trợ
    => Vào trong màn hình CMOS SETUP ( xem chương lắp ráp máy tính )
    khai báo Card Video On board là " Desable "
    => Sau đó gắn Card rời vào và cài đặt trình điều khiển cho nó, xong là OK
  • Câu hỏi 2:
    Tôi muốn nâng cấp Card Video thì làm thế nào ?
  • Trả lời:
    - Bạn chỉ có thể nâng cấp lên một Card Video có RAM lớn hơn hoặc từ AGP 4X lên 8X ( nếu Main hỗ trợ ), bạn không thể nâng cấp từ card AGP lên thành Card PCI Express được, vì chúng khác chuẩn chân cắm.
  • Câu hỏi 3:
    Khi hỏng Card Video thì có hiện tượng gì ?
  • Trả lời:
    - Card Video là cái cửa ngõ để tín hiệu Video đưa ra màn hình, bây giờ nó hỏng rồi thì màn hình sẽ đen thui không có gì cả, đồng thời chương trình BIOS sẽ phát ra tiếng kêu Bip............Bip Bip Bip ( một dài ba ngắn ) khi mới bật nguồn .
Chào Bạn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com