Phân tích hoạt động của bộ nguồn ATX trên sơ tổng quát Phân tích các hoạt động của nguồn ATX ở sơ đồ trên:
* Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC. - Điện áp 300V DC đầu vào sẽ cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính, lúc này nguồn chính chưa hoạt động. - Ngay khi có điện áp 300V DC, nguồn cấp trước hoạt động và tạo ra hai điện áp: +Điện áp 12V cấp cho IC dao động và mạch bảo vệ của nguồn chính. + Điện áp 8V sau đó được giảm áp qua IC- 7805 để lấy ra nguồn cấp trước 5V STB đưa xuống Mainboard .
* Khi bật công tắc PWR trên Mainboard, khi đó lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên điều khiển sẽ có mức Logic thấp (=0V), lệnh này chạy qua mạch bảo vệ sau đó đưa đến điều khiển IC dao động. - IC dao động hoạt động tạo ra hai xung dao động được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi đưa qua biến áp đảopha sang điều khiển các đèn công suất. - Các đèn công suất hoạt động sẽ điều khiển dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp của biến áp chính, từ đó cảm ứng sang bên thứ cấp để lấy ra các điện áp đầu ra. - Các điện áp đầu ra sau biến áp sẽ được chỉnh lưu và lọc hết gợn cao tần thông qua các đi ốt và bộ lọc LC rồi đi theo dây cáp 20 pin hoặc 24pin xuống cấp nguồn cho Mainboard - Mạch bảo vệ sẽ theo dõi điện áp đầu ra để kiểm soát lệnh P.ON, nếu điện áp đầu ra bình thường thì nó sẽ cho lệnh P.ON duy trì ở mức thấp đưa sang điều khiển IC dao động để duy trì hoạt động của bộ nguồn, nếu điện áp ra có biểu hiện quá cao hay quá thấp, mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON (bật lệnh P.ON lên mứclogic cao) để ngắt dao động, từ đó bảo vệ được các đèn công suất khôngbị hỏng, đồng thời cũng bảo vệ được Mainboard trong các trường hợpnguồn ra tăng cao. Phân tích hoạt động của bộ nguồn ATX trên sơ đồ chi tiết
Khi cắm điện: - Khi cắm điện áp AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ tạo ra điện áp 300V DC cung cấp cho mạch nguồn Stanby và nguồn chính. -Khi có điện áp 300V DC, nguồn Stanby hoạt động ngay và cho ra hai điện áp, điện áp 12V cung cấp cho IC tạo dao động của nguồn chính và điện áp 5V STB cung cấp xuống Mainboard đồng thời cung cấp cho mạch bảo vệ, lúc này nguồn chính tạm thời chưa hoạt động. - Chân lệnh PS ON ban đầu có mức logic cao, do mạch bảo vệ không hoạt động nên mức điện áp cao này đưa vào chân (4) của IC dao động và khống chế cho biên độ dao động ra bằng 0V.
Khi bật công tắc: -Khi bật công tắc mở nguồn của máy tính hoặc khi ta chập chân PS ON xuống mass, chân PS ON có mức logic thấp, đèn Q13 tắt => điện áp tại chân E đèn Q13 giảm thấp => không có điện áp đi qua đi ốt D26 vì vậy điện áp ở chân (4) của IC dao động giảm về mức 0 => IC dao động hoạt động và cho dao động ra điều khiển cho nguồn chính hoạt động. - Khi có điện áp thứ cấp ra, điện áp 5V từ thứ cấp được đưa về cấp cho mạch tạo tín hiệu P.G (Power Good), kết hợp với điện áp đi ra từ chân (3) của IC, nếu IC hoạt động bình thường thì điện áp đưa ra chân (3) có mức cao => khống chế đèn Q12 tắt => điện áp đi qua R63 qua D32 và R64 vào chân B làm đèn Q14 dẫn => khi Q14 dẫn thì Q15 tắt => điện áp 5V đi qua R68 ra chân P.G xác lập cho chân này có mức Logic cao (P.G có mức Logic cao sẽ thông báo cho Mainboard biết tình trạng nguồn hoạt động bình thường) - Trong trường hợp IC dao động hoạt động sai chế độ (ví dụ tần số dao động sai, mất điện áp hồi tiếp v v… ) thì nó sẽ ngắt điện áp ra ở chân số (3) => điện áp P.G sẽ có mức Logic = 0 ,hoặc trường hợp điện áp ra bị mất khi đó chân P.G cũng có mức Logic =0, khi chân P.G có mức Logic = 0 thì Mainboard hiểu rằng nguồn đang có sự cố và cho khoá một số mạch trên Mainboard không cho hoạt động.