Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn » Sửa Monitor CRT » Chương 4_Khối Quét Dòng » Bài 1_Nguyên Lý Hoạt Động Khối Quét Dòng_Phần 1
Bài 1_Nguyên Lý Hoạt Động Khối Quét Dòng_Phần 1
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline
I - Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng

1. Nhiệm vụ của khối quét dòng .

  • Khối quét dòng có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho đèn hình hoạt động bao gồm :
    - Điện áp HV ( High Voll - Cao áp ) khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot .
    - Điện áp Pocus ( áp hội tụ ) khoảng 5KV cung cấp cho lưới G3
    - Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới gia tốc
    - Điện áp -150V cung cấp cho mạch Bright để phân cực cho G1
  • Cung cấp xung dòng cho cuộn lái tia ( cuộn lái dòng ) để dãn màn hình theo chiều ngang .


2. Các thành phần chính của khối quét dòng :

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Biến áp nguồn xungDiode và tụ lọc chỉnh lưu điện áp B1Mạch Regu ổn áp đường nguồn cấp cho cao áp, khi tần số tăng => điện áp cấp cho cao áp tăng, khi tần số giảm => điện áp cấp cho cao áp giảm để đảm bảo cho điện áp HV không đổi  Cuộn lái tia quét dòngBiến thế cao áp cung cấp các mức điện áp cao cho đèn hình hoạt động .Đèn kích dòng Biến áp kích dòng => ghép tầng đưa xung dòng từ tầng kích sang tầng công suấtĐèn công suất hoạt động ngắt mở để tạo thành dòng điện xoay chiều => điều khiển cao áp hoạt động, khi đèn hoạt động chân B đo được 0,6V ACMạch tạo dao động dòng trong IC dao động, tần số dao động được vi xử lý điều khiển .Mạch công tắc cấp nguồn cho IC dao động, mạch công tắc được điều khiển đóng mở thông qua lệnh Stanby, khi có xung H.syn => mới xuất hiện lệnh Stanby => điều khiển cho cao áp hoạt động .Vi xử lý : điều khiển thay đổi tần số, điều khiển cao áp hoạt động thông qua lệnh Stanby, điều khiển thay đổi áp B+ Xung H.syn từ Case đưa sang để điều khiển thay đổi tần số quét dòng và điều khiển sự hoạt động của cao áp .Mach AFC (Auto Frequency Control ) tự động điều chỉnh ổn định tần số dao động dòng .

Sơ đồ khối quét dòng

  • Mạch tạo dao động H.OSC :
    - Mạch tạo dao động có nhiệm vụ tạo ra xung dòng để điều khiển đèn công suất dòng đóng mở => Điều khiển cao áp hoạt động .
  • Tầng kích dòng H.Drive ( Q1 ):
    - Tầng kích dòng khuếch đại xung dòng cho đủ mạnh trước khi đưa đến chân B đèn công suất dòng .
  • Tầng công suất H.OUT ( Q2 )
    - Tầng công suất hoạt động như một công tắc đóng mở dưới sự điều khiển của dao động => tạo thành dòng điện biến thiên ở tấn số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp .
  • Cao áp
    - Là biến áp hoạt động ở tần số cao tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình
  • Mạch Regu ( ổn áp đường B+ )
    - Có nhiệm vụ điều chỉnh điện áp cung cấp cho cao áp .
  • Mạch công tắc :
    - Mạch có nhiệm vụ điều khiển điện áp cung cấp cho mạch dao động dòng thông qua lệnh Stanby .


3. Đặc điểm của khối quét dòng Monitor

  • Tần số dao động :
    - Tần số dao động dòng của Monitor thay đổi từ 31,5KHz đến 70KHz tuỳ theo độ phân giải mà chương trình phần mềm đưa ra .
    - Trong Windows XP bạn có thể thay đổi tới 10 độ phân giải khác nhau, khi ta thay đổi độ phân giải thông qua xung H.syn sẽ điều khiển cho tần số dòng thay đổi theo.
    - Dưới đây là bảng thể hiện mối quan hệ giữa độ phân giải với tần số quét dòng .
Độ phân giải Tần số H.syn Tần số quét dòng
640 x 480 31,5KHz 31,5KHz
800 x 600 37,8KHz 37,8KHz
1024 x 768 48,4KHz 48,4KHz
... ... ...
1280 x 1024 63,9KHz 63,9KHz
  • Điện áp cấp cho cao áp :
    - Khi tần số quét dòng tăng => trở kháng cuộn sơ cấp tăng lên => dòng điện qua cuộn sơ cấp cao áp giảm => kết quả là điện áp HV giảm xuống => sinh ra hiện tượng màn ảnh tối và co hình .



    Nguyên tắc hoạt động của đèn công suất dòng

    - Để khắc phục tình trạng trên người ta ráp thêm mạch Regu để thay đổi áp B+ sao cho khi tấn số dòng tăng => mạch Regu đưa ra áp B+ tăng, ngược lại khi tần số dòng giảm => mạch Regu cũng đưa ra áp B+ giảm => Mục đích để giữ cho điện áp HV không đổi
    - Có hai loại mạch Regu đó là mạch Regu tăng áp và Regu hạ áp
    - Với mạch Regu tăng áp thì áp B1 đi vào khoảng 50V, áp B+ ra thay đổi từ 70V đến 120V
    - Với mạch Regu hạ áp thì áp B1 đi vào khoảng 180V, điện áp B+ ra khoảng 90V đến 140V .


4. Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng.

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Biến áp nguồn xungDiode và tụ lọc chỉnh lưu điện áp B1Mạch Regu ổn áp đường nguồn cấp cho cao áp, khi tần số tăng => điện áp cấp cho cao áp tăng, khi tần số giảm => điện áp cấp cho cao áp giảm để đảm bảo cho điện áp HV không đổi  Cuộn lái tia quét dòngBiến thế cao áp cung cấp các mức điện áp cao cho đèn hình hoạt động .Đèn kích dòng Biến áp kích dòng => ghép tầng đưa xung dòng từ tầng kích sang tầng công suấtĐèn công suất hoạt động ngắt mở để tạo thành dòng điện xoay chiều => điều khiển cao áp hoạt động, khi đèn hoạt động chân B đo được 0,6V ACMạch tạo dao động dòng trong IC dao động, tần số dao động được vi xử lý điều khiển .Mạch công tắc cấp nguồn cho IC dao động, mạch công tắc được điều khiển đóng mở thông qua lệnh Stanby, khi có xung H.syn => mới xuất hiện lệnh Stanby => điều khiển cho cao áp hoạt động .Vi xử lý : điều khiển thay đổi tần số, điều khiển cao áp hoạt động thông qua lệnh Stanby, điều khiển thay đổi áp B+ Xung H.syn từ Case đưa sang để điều khiển thay đổi tần số quét dòng và điều khiển sự hoạt động của cao áp .Mach AFC (Auto Frequency Control ) tự động điều chỉnh ổn định tần số dao động dòng .

Sơ đồ khối quét dòng

  • Khi bật công tắc nguồn => Nguồn cho ra các điện áp B1(50V) cung cấp cho cao áp, áp B3(24V) cung cấp cho tầng kích dòng và B4(12V) cung cấp cho mạch dao động .
    - Điên áp B1 qua mạch Regu thay đổi thành B+ sau đó đưa vào cuộn sơ cấp cao áp chờ tại chân C sò dòng (Q2) .
    - Điện áp 24V đi tới cấp nguồn cho tầng kích dòng ( chờ tại chân C đèn Q1).
    - Điện áp 12V chờ tại mạch công tắc ( Q4 và Q5 )
  • Khi có tín hiệu H.syn ( khi ta bật Case máy tính ) tín hiệu H.syn đi qua cáp tín hiệu đưa vào IC vi xử lý (CPU) => Khi có H.syn , vi xử lý cho ra lệnh Stanby (5V) => điều khiển đóng mạch công tắc Q4 & Q5 => đưa 12V vào cấp nguồn cho mạch dao động dòng H.OSC .
  • Khi H.OSC được cấp nguồn => tạo ra dao động đưa đến khuếch đại qua tầng kích dòng Q1 => sau đó ghép qua biến áp kích T1 sang điều khiển cho đèn công suất Q2 hoạt động .
  • Đèn công suất Q2 hoạt động đóng mở như một công tắc tạo thành dòng điện biến thiên chạy qua sơ cấp cao áp => cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ra các mức điện áp cao đưa lên phân cực cho đèn hình hoạt động .
  • Khi ta thay đổi chương trình ứng dụng có độ phân giải khác nhau => Card Video đưa ra tần số H.syn khác nhau => thông qua CPU điều khiển cho tần số dòng thay đổi
    - Khi tần số dòng tăng => áp HV giảm
    - Khi tần số dòng giảm => áp HV tăng
    Để giữ cho điện áp HV không đổi , người ta thiết kế mạch Regu với mục đích điều chỉnh lại áp B+ cấp cho cao áp => từ đó giữ được điện áp HV cấp cho đèn hình luôn luôn ổn định .
    - Khi tần số dòng tăng => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ tăng
    - Khi tần số dòng giảm => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ giảm
    => Kết quả là áp HV không đổi


5. Mạch Regu ( Mạch ổn áp đường B+ )

  • Nhiệm vụ chính của mạch Regu là điều chỉnh điện áp B+ cung cấp cho cao áp khi tần số dòng thay đổi , có 2 loại mạch Regu thường được sử dụng trên thực tế, sau đây ta sẽ xét từng mạch cụ thể .


5.1 Mạch Regu nâng áp ( Boost )

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Biến áp nguồn cung cấp 5 điện áp trong đó có điện áp B1 và B4 cung cấp cho khối quét dòng Mạch chỉnh lưu và lọc cho nguồn B1Cuộn dây của mạch Regu có nhiệm vụ tạo ra điện áp cảm ứng có biên độ > B1Đèn công suất của mạch Regu nâng áp sử dụng Mosfet ngược, khi đèn hoạt động sẽ tạo thành điện áp cảm ứng sau cuộn dây L1 có biên độ >B1, đèn hoạt động càng mạnh thì biên độ điện áp cảm ứng càng lớnDiode và tụ chỉnh lưu và lọc điện áp cảm ứng thành điện áp một chiều B+ cung cấp cho cao áp, điện áp B+ > B1 Hai đèn khuếch đại đệm xung dao động trước khi đưa vào chân G điều khiển Mosfet đóng mởMạch tạo dao động cho Regu mạch này có thể sử dụng một IC độc lập nhưng thông thường được tích hợp trong IC dao động dòng mành .IC vi xử lý nhận xung H.syn vào xử lý để tạo ra điện áp điều khiển thay đổi biên độ xung dao động => thay đổi B+Xung H.syn từ Card Video đưa sang để điều khiển khối quét dòng thông qua CPUSò công suất dòngBiến thế cao áp Mạch hồi tiếp để giữ cho B+ ổn định, khi mạch này hỏng => áp hồi tiếp bị mất => áp B+ sẽ tăng cao gây hỏng sò dòng và nguy hiểm cho đèn hình.

Sơ đồ mạch Regu nâng áp ( Boost )

  • Nguồn 50V lấy ra từ nguồn sau khi chỉnh lưu và lọc thành điện áp một chiều (B1) được đưa qua cuộn dây L1 sau đó cho đóng mở xuống Mass qua đèn công suất Q1 để tạo thành điện áp dạng xung có biên độ > B1 , sau đó điện áp này được chỉnh lưu và lọc thông qua D2 và C2 tạo thành điện áp một chiều B+ đưa vào cao áp .
  • Điện áp B+ thu được có giá trị cao hơn điện áp B1, giá trị B+ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đèn công suất Q1, nếu Q1 không hoạt động thì B+ = B1, khi Q1 hoạt động càng mạnh thì áp B+ càng tăng, mức tối đa B+ có thể tăng gấp 5-6 lần áp B1.
  • Người ta sẽ điều khiển mức độ hoạt động của đèn Q1 bằng cách điều khiển biên độ xung dao động ra từ IC : OSC thông qua lệnh từ CPU, khi tần số H.syn tăng => thông qua CPU điều khiển cho biên độ xung dao động tăng => Q1 hoạt động tăng => áp B+ tăng , điện áp B+ được khống chế trong phạm vi từ 70V đến 120V và tăng tỷ lệ thuận với tần số quét dòng .
  • Mạch OSC có nhiệm vụ tạo ra dao động đưa đến điều khiển đèn công suất Q1 đóng mở, dao động tạo ra được khuếch đại đệm qua hai đèn Q2 và Q3 trước khi đưa vào chân G đèn Mosfet Q1, mạch OSC có thể là một IC độc lập nhưng thông thường được tích hợp chung với IC dao động dòng mành .
  • Mạch hồi tiếp từ cao áp về qua R2, D3 và triết áp HV.ADJ có nhiệm vụ giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ của cao áp thay đổi, điện áp hồi tiếp này tỷ lệ nghịch với áp B+ .
    - Khi dòng tiêu thụ của cao áp tăng => B+ sụt áp => điện áp HV và áp hồi tiếp có xu hướng giảm => thông qua mạch hồi tiếp đưa về IC điều chỉnh cho biên độ dao động ra tăng => kết quả là áp B+ tăng về vị trí cũ .
  • => Trường hợp mất hồi tiếp từ cao áp về mạch Regu => sẽ dẫn đến điện áp B+ tăng cao làm hỏng đèn công suất dòng và có thể gây nguy hiểm cho đèn hình .
  • Triết áp HV.ADJ được thiết kế để thay đổi điện áp B+ khoảng 10% (dành cho thợ chỉnh), nếu triết áp này tiếp xúc kém cũng là một nguyên nhân gây hỏng sò dòng .


5.2 Mạch Regu hạ áp

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Biến áp nguồn xung cung cấp 5 điện áp cho máy trong đó có điện áp 180V cho Regu hạ áp và 12V cho mạch dao độngMạch chỉnh lưu và lọc điện áp B1Đèn công suất của mạch Regu hạ áp sử dụng Mosfet thuận, điện áp B1 đi thẳng vào chân S đèn nàyCuộn dây trong mạch Regu hạ áp để tạo ra điện áp cảm ứng giữ lại một phần sụt áp => tạo ra áp B+ <B1Diode thoát xung âm Tụ lọc điện áp B+ thành điện áp một chiều đi vào cao ápHai đèn khuếch đại đệm xung dao độngTụ dẫn xung dao động sang chân G Mosfet và ngăn điện áp một chiều lạiMạch tạo dao động như Regu nâng ápMạch vi xử lý như Regu nâng ápMạch hồi tiếp tương tự Regu nâng ápBiến thế cao ápSò công suất dòng

Sơ đồ mạch Regu hạ áp

  • Mạch Regu hạ áp có mạch dao động, mạch hồi tiếp, mạch điều khiển tương tự như Regu nâng áp .
  • Mạch công suất của Regu hạ áp được thiết kế với đèn công suất là Mosfet thuận, từ nguồn B1 đi qua đèn Mosfet trước sau đó mới đi đến cuộn dây và sau cuộn dây là điện áp B+ cấp cho cao áp, đèn Mosfet và cuộn dây được mắc nối tiếp .
  • Điện áp B1 khoảng 180V khi qua mạch Regu được hạ xuống điện áp B+ từ 90 đến 140V tuỳ theo độ phân giải .
Chào Bạn
Diễn Đàn » Sửa Monitor CRT » Chương 4_Khối Quét Dòng » Bài 1_Nguyên Lý Hoạt Động Khối Quét Dòng_Phần 1
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com