Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Bài 2_Nguyên Lý Đèn Hình Màu
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline
I - Nguyên lý của đèn hình mấu

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn hình mầu Monitor .

3 Katôt đèn hình mầu là KR, KG, KB phát tạo thành 3 bức ảnh mầu đơn sắc trên màn hình . 3 lưới G1, G2 và G3 của đèn hình, lưới G1 được cung cấp khoảng -30V và điện áp này thay đổi khi ta chỉnh độ sáng, G2 được cung cấp khoảng 400V , khi G2 thay đổi độ sáng màn hình thay đổi, G3 được cung cấp khoảng 5KV có tác dụng điều chỉnh độ nétNam châm Puryty có 3 cặp điều khiển 3 tia điện tử đập đúng vào điểm mầu tương ứng, nếu chỉnh sai ảnh sẽ bị viền mầuCuộn lái tia quét dòng và quét mànhMạch điều chỉnh độ sáng cung cấp điện áp cho G1Biến thế cao áp cung cấp cho đèn hình các mức điện áp HV khoảng 15KV, Pocus khoảng 5KV cho G3, Screen khoảng 400V cho G2 .Cực Anot được cung cấp khoảng 15KV từ dây HV của cao ápMàn hình nơi tổng hợp các bức ảnh đơn sắc để tạo thành bức ảnh đầy đủ mầu sắc , hình ảnh được tạo thành bởi nguyên lý quét .Màn hình được cấu tạo bởi các điểm mầu R, G, BBa điểm mầu khác nhau tạo thành một điểm ảnh, một màn hình độ phân giải 600x800 nghĩa là có 600 điểm ảnh theo chiều dọc, 800 điểm ảnh theo chiều ngang

Đèn hình mầu Monitor

  • Cực Anôt : Được cung cấp khoảng 15KV lấy từ dây HV cuộn cao áp, mất điện áp này => màn hình mất ánh sáng .

  • Lưới G1 được cung cấp khoảng -30V, khi ta chỉnh độ sáng điện áp này thay đổi từ -20V đến -40V, điện áp G1 càng âm thì màn ảnh càng tối , khi tắt máy G1 được mạch dập điểm sáng đưa vào điện áp -150V để dập điểm sáng trên màn hình .

  • Lưới G2 được cung cấp điện áp khoảng 400V lấy từ triết áp Screen trên thân cuộn cao áp, chỉnh thừa điện áp G2 thì màn ảnh sẽ quá sáng và có tia quét ngược, chỉnh thiếu G2 thì màn ảnh tối hoặc mất ánh sáng .

  • Lưới G3 được cung cấp khoảng 5KV lấy từ triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp, chỉnh sai điện áp Pocus thì hình ảnh sẽ bị nhoè, khi hỏng đế đèn hình sẽ làm điện áp Pocus bị dò điện dẫn đến nhoè hình

    Triết áp Pocus chỉnh điện áp cung cấp cho lưới G3
    Triết áp Screen chỉnh điện áp cung cấp cho lưới G2

  • 3 Katôt : Được phân cực bằng điện áp DC khoảng 40 đến 50V , ban đầu điện áp 3 Katot bằng nhau để tạo ra độ phát xạ cân bằng trên 3 tia, khi tín hiệu R, G, B được đưa vào 3 Katot, dòng phát xạ trên 3 tia có cường độ thay đổi theo biên độ tín hiệu => tạo thành các điểm ảnh có mầu sắc khác nhau trên màn hình .
    + Nếu một Katot nào đó mất khả năng phát xạ thì màn hình sẽ mất một mầu và các mầu khác sẽ bị sai .
    + Điện áp trên Katot tăng thì độ phát xạ giảm, ngược lại điện áp trên Katot giảm thì độ phát xạ tăng, nếu mất điện áp phân cực cho 3 Katot thì độ phát xạ tăng cực đại => dẫn đến màn ảnh sáng trắng và có tia quét ngược .

  • Sợi đốt : được cung cấp 6,3V DC , sợi đốt có nhiệm vụ nung nóng 3 Katot để cho các tia điện tử phát xạ khỏi bề mặt Katot , mất điện áp sợi đốt hay sợi đốt bị đứt thì màn hình sẽ mất ánh sáng .

  • Nam châm Purity : Có 3 cặp nam châm purity định hướng cho 3 tia điện tử đập đúng vào các điểm mầu tương ứng, các nam châm này do nhà sản xuất chỉnh ( Thợ không chỉnh) nếu bạn chỉnh sai ảnh sẽ có viền mầu .

  • Cuộn lái tia : Bao gồm một cuộn lái ngang và một cuộn lái dọc, nếu ta rút rắc cuộn lái tia ra thì màn hình chỉ còn một đốm sáng ở giữa màn hình , đốm sáng này có thể đốt cháy lớp Phospho .

  • Bề mặt đèn hình : Bề mặt đèn hình được cấu tạo bởi các điểm Phosspho có khả năng phát ra các mầu Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue), dòng tia điện tử phát xạ từ các Katot sẽ đập vào các điểm mầu tương ứng, phía sau màn hìn ( bên trong) cách màn hình khoảng 1cm là màn chắn đục lỗ, cứ 3 điểm mầu cho ta một điểm ảnh và mỗi điểm ảnh có một lỗ nhỏ trên màn chắn , mục đích của màn chắn để ngăn các tia điện tử không bắn vào các điểm mầu sai vị trí .

2. Điều kiện để màn hình phát sáng

  • Cao áp hoạt động bình thường
    + Có điện áp HV
    + Có điện áp G2
    + Có điện áp G3

  • Có điện áp sợi đốt

  • Chênh lệch giữa Katốt và G1 không quá 100V

  • Đèn hinh tốt .

=> Vì vậy khi Monitor không có màn sáng là do một trong các
nguyên nhân trên .

3. Nguyên lý trộn mầu .

  • Trong tự nhiên có ba mầu sắc có tính chất .
    + Bất kỳ mầu sắc nào cũng có thể phân tích thành ba mầu sắc đó
    + Từ ba mầu sắc đó có thể tổng hợp thành một mầu bất kỳ
    => Ba mầu đó là Đỏ (Red) , Xanh lá (Green) , Xanh lơ (Blue)
  • Trong truyền hình mầu, máy vi tính và điện thoại di động người ta đã sử dụng 3 mầu sắc trên để truyền đi hoặc lưu trữ các hình ảnh mầu
  • Đèn hình mầu thực chất là ba chiếc đèn hình đơn sắc có chung màn hình và các lưới G1, G2, G3, cực Anôt, 3 hình ảnh phát ra từ 3 Katôt chồng khít lên nhau và cho ta cảm nhận được một hình ảnh với hàng triệu mầu sắc .
  • Nếu như mất đi một nguồn tín hiệu hay một Katôt nào đó bị hỏng thì hình ảnh sẽ mất đi một mầu cơ bản và các mầu khác sẽ bị sai .
    => Tại vị trí có đủ 3 mầu => cho ta mầu trắng
    => Vị trí thiếu mầu đỏ => màn hình ngả mầu xanh
    => Vị trí thiếu mầu xanh lá => màn hình ngả mầu tím
    => Vị trí thiếu mầu xanh lơ => màn hình ngả mầu vàng

II - Các hư hỏng của đèn hình

1. Đèn hình bị đánh lửa trong cổ đèn hình .

Đuôi đèn hình

  • Nếu bạn bật máy lên mà nhìn thấy tia lửa xanh trong cổ đèn hình
    ( vị trí mũi tên ) là đèn hình bị đánh lửa , trường hợp này bạn phải thay đèn hình .
  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do lỗi nguồn hay lỗi mạch Regu làm cho điện áp B+ cấp cho cao áp tăng cao, khi đó áp HV quá mạnh gây đánh lửa đèn hình .

2. Máy có cao áp nhưng màn hình không sáng .

Máy đã chạy nhưng màn hình không sáng

  • Khi thấy màn hình không sáng mặc dù đã có đèn báo nguồn thì bạn cần kiểm tra các chế độ điện áp cung cấp cho đèn hình, bạn cần kiểm tra các điều kiện sau :
    => Kiểm tra điện áp G2 ( đo ở vỉ đuôi đèn hình ) nếu như điện áp này vẫn có khoảng 400V ( đo đồng hồ số ) hoặc trên 200V ( nếu đo đồng hồ cơ ) thì cao áp vẫn đang chạy .
    => Kiểm tra điện áp cung cấp cho sợi đốt nếu có khoảng 6V DC hoặc nhìn thấy sợi đốt sáng đỏ trong cổ đèn hình là mạch sợi đốt bình thường .
    => Đo giữa 3 Katôt và G1 nếu điện áp chênh lệch không quá 100V DC ( que đỏ vào Katôt que đen vào G1 ) thì cả Katốt và G1 bình thường, nếu chênh lệch trên 100V thì cần kiểm tra lại áp G1, điện áp G1 khoảng -30V là bình thường ( khi đo G1 ta để que đỏ xuống Mass, que đen vào G1 đo thang DCV )
    =>=> Sau khi đã kiểm tra ba yếu tố trên mà vẫn bình thường, bạn hãy tăng G2 cao lên hoặc chập chân G1 xuống Mass nếu đèn hình vẫn không sáng thì do hỏng đèn hình .

3. Đèn hình bị lệch tia, hỏng một tia .

  • Biểu hiện của đèn hình lệch tia là bị mất một mầu và sai mầu


Đèn hình mất mầu xanh lá (G )

  • Trường hợp trên có 3 nguyên nhân
    + Hỏng KG của đèn hình
    + Điện áp phân cực cho KG tăng
    + Mất tín hiệu G đi tới Katot
  • Để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
    => Dùng điện trở khoảng 1KΩ 1W đấu tắt từ KG xuống mass và quan sát màn hình .
    =>> Nếu màn hình sáng rực về mầu xanh lá thì KG đèn hình vẫn tốt, hư hỏng thuộc về 2 nguyên nhân còn lại .
    =>> Nếu màn hình ít thay đổi thì đèn hình bị hỏng KG
  • Trường hợp trên bạn hãy chỉnh lại 3 triết áp Bias trên vỉ đuôi đèn hình, nếu không có kết quả thì bạn cần phải thay đèn hình .

4 . Đèn hình bị già :

  • Đèn hình già thường gặp ở các máy có thời gian sử dụng lâu năm biểu hiện là hình ảnh mờ và tối .

Ảnh mờ và tối, biểu hiện của đèn hình già.

  • Trường hợp trên không chỉ do đèn hình mà còn có thể do mạch khuếch đại tín hiệu Video , để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
  • Để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
    => Dùng điện trở khoảng 1KΩ 1W đấu tắt làn lượt KR, KG và KB xuống mass và quan sát màn hình .
    =>> Nếu màn hình sáng rực về các mầu thì đèn hình vẫn tốt, hư hỏng thuộc về nguyên nhân còn lại .
    =>> Nếu màn hình ít thay đổi thì đèn hình bị kém cả 3 tia .
  • Khắc phục tình trạng trên bằng cách
    => Tăng điện áp sợi đốt lên khoảng 1 => 2V
    => Tăng điện áp B+ cấp cho cao áp ( chỉnh núm HV.ADJ trong máy )
    =>> Các biện pháp trên chỉ là giải pháp tình thế .

5. Đèn hình bị xô lưới - nhiễm từ .

  • Một số trường hợp máy bị nhiễm từ nặng như hình cầu vồng đan vào nhau .


Máy bị nhiễm từ hình cầu vồng

  • Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đèn hình bị xô lưới do máy bị va chạm quá mạnh , màn chắn đục lỗ ngay sau màn hình bị xô đi và gây hiện tượng trên .
  • Với hiện tượng trên thì bạn chỉ có thay hình mới mà thôi .

2. Các bệnh do sai điện áp lưới .

2.1 Chỉnh thừa điện áp lưới G2 hoặc mất điện áp âm trên G1

Màn ảnh sáng trắng có tia quét ngược

  • Hiện tượng trên là do thừa điện áp lưới G2 hoặc mất điện áp âm trên G1 sinh ra ảnh mờ, màn quá sáng và có tia quét ngược .

  • Khắc phục : để khắc phục hiện tượng trên bạn cần kiểm tra điện áp trên lưới G1, điện áp G1 phải có điện áp âm từ -20V đến -40V nếu mất nguồn âm trên G1 thì thường kèm theo hiện tượng có đốm sáng khi tắt máy .


    Có đốm sáng khi tắt máy do mất nguồn âm trên G1

  • Nếu điện áp âm trên G1 bình thường thì bạn chỉnh lại triết áp
    G2 ( triết áp Screen ) nếu chỉnh không có tác dụng là do hỏng triết áp này .

2 .2 Sai điện áp Pocus ( G3 )

  • Nếu điện áp Pocus bị sai , cao quá hay thấp quá đều dẫn đến hiện tượng ảnh bị nhoè nhìn không rõ các chi tiết .

Ảnh bị nhoè do sai điện áp Pocus

  • Hiện tượng trên thường do hai nguyên nhân
    + Hỏng đế đèn hình gây dò điện Pocus
    => Với trường hợp này thì hình ảnh ban đầu nhoè sau rõ dần


    Đế đèn hình mầu trắng gắn vào cổ đèn hình

    + Hỏng triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp
    => Với trường hợp này thì hình ảnh ban đầu rõ sau nhoè dần
Chào Bạn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com