Sơ đồ nguyên lý. Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Sơ đồ nguyên lý của nguồn Stanby có hồi tiếp trực tiếp
Nguyên lý hoạt động.Nguyên lý tạo và duy trì dao động: - Khi có điện áp đầu vào cấp cho bộ nguồn, một dòng điện sẽ đi qua điện trở mồi (R81)vào định thiên cho đèn công suất (Q16) làm cho đèn côn suất dẫn khá mạnh, ngay khi đèn công suất dẫn, dòng điện biến thiên trên cuộn sơ cấp đã cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, do cuộn dây hồi tiếp mắc đảo chiều so với cuộn sơ cấp nên điện áp hồi tiếp thu được có giá trị âm, điện áp này nạp qua tụ hồi tiếp C15 làm cho điện áp chân B đèn công suất giảm < 0V, đèn công suất bị khoá, khi đèn công suất tắt => điện áp hồi tiếp bị mất => điện trở mồi lại làm cho đèn dẫn ở chu kỳ kế tiếp => quá trình lặp đi lặp lại tạo thành dao động.
Nguyên lý ổn định điện áp ra: - Đi ốt D6 chỉnh lưu điện áp hồi tiếp để lấy ra điện áp âm có giá trị khoảng - 6V, điện áp này được tụ C12 lọc cho bằng phẳng gọi là điện áp hồi tiếp (Uht) - Hai đi ốt là đi ốt Zener ZD27 và đi ốt D5 gim một giá trị điện áp không đổi ở hai đầu bằng khoảng 6,6V, từ đó xác lập cho chân B đèn công suất một giá trị điện áp khoảng 0,6V - Do sụt áp trên hai đi ốt ZD27 và D5 là không đổi, nên điện áp chân B đèn công suất nó phụ thuộc vào điện áp hồi tiếp (Uht) - Giả sử khi điện áp đầu vào tăng => điện áp đầu ra có xu hướng tăng => điện áp trên cuộn hồi tiếp cũng tăng => điện áp hồi tiếp (Uht) càng âm hơn => làm cho điện áp chân B đèn công suất giảm xuống => đèn công suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống về vị trí ban đầu. - Ngược lại khi điện áp đầu vào giảm => điện áp đầu ra có xu hướng giảm => điện áp trên cuộn hồi tiếp cũng giảm => điện áp hồi tiếp (Uht) bớt âm hơn (hay có xu hướng dương lên) => làm cho điện áp chân B đèn công suất tăng lên => đèn công suất hoạt động mạnh hơn => làm cho điện áp ra tăng lên về vị trí ban đầu.
Đặc điểm của loại nguồn này - Đây là loại nguồn sử dụng điện áp hồi tiếp âm cho nên điện trở định thiên khá nhỏ và cho dòng định thiên tương đối lớn, khi mới có nguồn 300V đầu vào, đèn công suất dẫn mạnh, nhờ mạch hồi tiếp âm mà nó chuyển sang trạng thái ngắt tạo thành dao động và không làm hỏng đèn. - Trong trường hợp bị mất hồi tiếp âm đưa về qua C15 và R82 thì đèn công suất cứ hoạt động liên tục ở công suất lớn và nó sẽ bị hỏng (bị chập) sau vài giây.
Giải đáp thắc mắc cho từng linh kiện trên bộ nguồn.
Câu hỏi 1 - Cho biết nguyên nhân khi bộ nguồn trên bị mất điện áp ra (ra bằng 0V) Trả lời: Bộ nguồn trên cho điện áp ra bằng 0V là do nguồn bị mất dao động, có thể do hỏng các linh kiện sau đây: - Đứt điện trở mồi - Bong chân R82 hoặc C15 (làm mất điện áp hồi tiếp) - Mất điện áp 300V DC đầu vào
Câu hỏi 2 - Cho biết nguyên nhân khi bộ nguồn trên có điện áp ra rất thấp (ví dụ đường 12V nay chỉ còn khoảng 6V) Trả lời Ta hãy phân tích như sau ta sẽ thấy được nguyên nhân hư hỏng của nó: - Khi điện áp ra trên tụ C30 có đủ 12V thì điện áp hồi tiếp trên C12 có -6V - Vậy khi điện áp ra trên tụ C30 chỉ còn 6V đồng nghĩa với điện áp trên tụ C12 chỉ còn - 3V (vì điện áp trên các cuộn dây của biến áp luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau) - Vì nguồn vẫn đang hoạt động (nghĩa là chân B đèn công suất phải có điện áp khoảng 0,6V) => từ đó ta suy ra sụt áp trên hai đi ốt Zener ZD27 và đi ốt D5 chỉ còn khoảng 3,6V, hai đi ốt này khi bình thường chúng luôn luôn gim ở mức 6,6V và bây giờ theo suy luận chúng chỉ còn gim ở mức 3,6V=> như vậy đi ốt Zener ZD27 đã bị dò.
Câu hỏi 3 - Cho biết nguyên nhân khi bộ nguồn trên có điện áp ra rất cao (ví dụ đường 12V nay ra đến 20V) Trả lời Phân tích như câu hỏi 2 thì ta thấy rằng, điện áp đầu ra có tỷ lệ thuận với sụt áp trên đi ốt Zener hay nói cách khác, nếu điện áp đầu ra gảm là đi ốt Zener bị dò, nếu điện áp ra tăng là đi ốt Zener bị đứt, như vậy trường hợp này là do đi ốt Zener ZD27 bị đứt hoặc D5 bị đứt.
Câu hỏi 4 - Nếu nguồn trên bị đứt điện trở mồi (đứt R81) thì sinh ra bệnh gì ? Trả lời - Khi đứt điện trở mồi thì nguồn sẽ bị mất dao động và tất nhiên điện áp đầu ra sẽ bị mất
Câu hỏi 5 - Nếu nguồn trên bị bong chân tụ hồi tiếp C15 thì sinh ra bệnh gì ? Trả lời - Nếu bị bong chân tụ C15 thì nguồn cũng bị mất dao động, nhưng ở đây là nguồn hồi tiếp âm nên khi bong chân các linh kiện của mạch hồi tiếp (làm mất hồi tiếp) sẽ bị làm hỏng đèn công suất do đèn công suất dẫn mạnh mà không chuyển sang được trạng thái ngắt.
Câu hỏi 6 - Nếu nguồn trên bị hỏng đi ốt Zener ZD27 thì có hiện tượng gì ? Trả lời - Như đã phân tích ở câu hỏi 3 thì ta thấy rằng: - Nếu đi ốt Zener ZD27 bị chập thì điện áp ra sẽ giảm xuống rất thấp sấp sỉ bằng 0V - Nếu đi ốt Zener ZD27 bị đứt thì điện áp ra sẽ tăng lên rất cao hàng chục vol
Câu hỏi 7 - Nếu nguồn trên bị đứt R9 thì có hiện tượng gì ? Trả lời - R9 là điện trở phân áp, nếu đứt thì điện áp chân B đèn công suất sẽ tăng cao và đèn công suất hoạt động quá tải và có thể bị hỏng ngay từ khi mới được cấp nguồn.
Câu hỏi 8 - Nếu nguồn trên bị đứt R83 thì có hiện tượng gì ? Trả lời - Khi bị đứt R83 => điện áp hồi tiếp sẽ càng âm hơn => làm cho điện áp chân B đèn công suất giảm => điện áp ra giảm thấp.
Câu hỏi 9 - Nếu nguồn trên bị khô tụ C12 có hiện tượng gì ? Trả lời - Khi tụ C12 bị khô => điện áp âm trên tụ này sẽ bớt âm => điện áp chân B đèn công suất sẽ tăng => và điện áp ra sẽ tăng.
Câu hỏi 10 - Nếu nguồn trên đứt R8 hoặc bong chân C14 thì sinh ra hiện tượng gì ? Trả lời - Đay là mạch nhụt xung để bảo vệ các xung nhọn đánh thủng mối CE của đèn công suất, nếu mất tác dụng của mạch này thì đèn công suất có thể bị hỏng, bị chập.
Nguồn Stanby có mạch bảo vệ quá dòng
Mạch nguồn này có nguyên lý hoàn toàn giống mạc nguồn ở trên nhưng có thêm mạch bảo vệ quá dòng
Các linh kiện: R12, R13 và Q4 là các linh kiện của mạch bảo vệ quá dòng, nguyên lý hoạt động của mạch như sau: - Giả sử khi phụ tải của nguồn bị chập, khi đó đèn Q3 sẽ hoạt động rất mạnh, sụt áp trên R12 tăng cao, sụt áp này được đưa qua R13 sang chân B đèn bảo vệ Q4, nếu điện áp này > 0,6V thì đèn Q4 sẽ dẫn bão hoà => khi đó nó sẽ đấu tắt chân B đèn công suất xuống Mass , đèn công suất được bảo vệ, trong trường hợp này nguồn sẽ chuyển sang hiện tượng tự kích, điện áp ra thấp và có - mất - có - mất …., nếu đo điện áp ra thấy kim đồng hồ dao động.
2 - So sánh hai mạch nguồn có hồi tiếp so quang.
Mạch nguồn Stanby số 1 Mạch nguồn Stanby số 2
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích cho các linh kiện
Sự giống nhau: - Hai bộ nguồn trên có nguyên lý hoạt động tương tự như nhau. - Cả hai bộ nguồn đếu có mạch hồi tiếp so quang để ổn định điện áp ra - Cả hai nguồn đều có đèn công suất và đèn sửa sai.
Sự khác nhau: - Mạch nguồn số 1 có đèn công suất là Mosfet trong khi mạch nguồn số 2 có đèn công suất là đèn BCE - Mạch nguồn số 1 do sử dụng Mosfet nên điện trở mồi có trị số rất lớn (2MΩ), trong khi mạch nguồn thứ 2 điện trở mồi chỉ có 680KΩ
3 - Phân tích các bệnh thường gặp của bộ nguồn có hồi tiếp so quang
Bệnh 1 - Điện áp ra bằng 0 V Nguyên nhân: Điện áp ra bằng 0V là do nguồn bị mất dao động hoặc do bị mất điện áp 300V đầu vào. Có thể do hỏng một trong các linh kiện của mạch tạo dao động như: - R mồi (R501) - R, C hồi tiếp (R504 và C502) - Đèn công suất (Q2) - Đèn sửa sai (Q1 - nếu chập sẽ làm mất dao động)
Kiểm tra: - Đo kiểm tra xem có điện áp DC 300V đầu vào không ? - Đo kiểm tra điện trở mồi (R501) - Đo kiểm tra điện trở hồi tiếp (504) - Hàn lại chân tụ lấy hồi tiếp (C502) - Kiểm tra đèn sửa sai (Q1) - Kiểm tra đèn công suất (Q2)
Bệnh 2 - Điện áp ra thấp và tự kích (tự kích tức là điện áp dao động có rồi mất lặp đi lặp lại) Để đo điện áp ra của nguồn cấp trước, bạn chỉnh đồng hồ về thang 10V DC, đo que đỏ vào đầu
dương của đi ốt chỉnh lưu, que đen vào mass bên thứ cấp Nguyên nhân và kiểm tra: Nguyên nhân của hiện tượng này thường do mạch hồi tiếp đưa điện áp hồi tiếp về quá mạnh, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện của mạch hồi tiếp so quang như sau: - Kiểm tra cầu điện trở của mạch lấy mẫu (R51 và R512) - Thay thử IC khuếch đại điện áp lấy mẫu TL 431 - Thay thử IC so quang