Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Bài 3. Cách nạp lại BIOS ROM
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline

1. Dụng cụ để nạp BIOS ROM:

Đây là cái khó khăn nhất vì ta không thể chỉ dùng phần mềm là có thể “Nạp lại BIOS ROM” mà cần phải có “tools”. Tôi muốn đề cập đến “Máy nạp ROM”. Máy nạp ROM thì có 2 loại chính, loại của Việt Nam sản xuất và loại nhập khẩu do Nước ngoài sản xuất (Có nguồn gốc Đài Loan, Trung Quốc…).

1.1 Loại của Việt Nam do công ty Thiên Minh (http://www.tme.com.vn) thường chỉ khiêm tốn gọi là Kít Nạp Đa năng.

Theo TME thì kít này nạp được đến 1500 Loại ROM khác nhau (??? Cái này TME nói nha) và phiên bản mới nhất (thời điểm tôi viết bài này) giá bán 950.000đ (Chưa tính phí bưu phẩm) và có thể chép được loại chíp flash 8 pin (chân to). Hình như loại chíp dán 8 chân không thấy nhắc đến.

Ưu điểm khả nổi bật của Kít này là: giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các dịch vụ, cửa hàng nhỏ hoặc người mới vô nghề.

Nhược điểm: Chỉ support được các loại chip nhất định và không đóng hợp nên rất dễ làm hỏng bo mạch do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và sự va chạm trực tiếp lên linh kiện.

1.2 Loại nhập khẩu:

Hình tôi minh họa ở trên là do hãng Xeltek sản xuất. Model 580U giá khoảng $580 (giá của TME luôn). Loại máy này thì chuyên nghiệp hơn, support hầu hết các loại Flash ROM hiện hành từ đầu đĩa VCD, DVD, MP4, TIVI, LCD… cho tới PC mainboard, Laptop, VGA card… các nơi chuyên sửa laptop đều phải trang bị một máy loại này.

Ưu điểm: chuyên nghiệp, chuyên dùng, support hầu hết các loại ROM, flash hiện hành.

Nhược điểm: khá đắc tiền, không thích hợp với các cửa hàng nhỏ hay người mới vô nghề.

2. File.bin chứa mã chương trình dùng để nạp vô chip ROM BIOS:

Khi đã có máy nạp rồi, thì việc tiếp theo là phải có file.bin chứa mã chương trình để nạp vô chip BIOS ROM. File.bin này ta sẽ tìm thấy trên các trang Web của hãng sản xuất mainboard. Đơn cử ví dụ: tôi có mainboard Asus P4RDS1-MX tôi vào trang http://www.asus.com vào mục download và chọn được đúng loại mainboard, kiểu socket gắn CPU, model, BIOS tôi được danh mục các file BIOS như sau:

http://support.asus.com/download/download.aspx?SLanguage=en-us

Tôi chọn file mới nhất và tải về: P4RD1-MX BIOS version 0302

Tôi download về được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.zip

Sau khi UnZIP tôi được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.ROM (Kích thước 512KB)

Đây chính là file.bin của main board Asus P4RDS1-MX

Nếu bạn không có máy nạp ROM thì cũng copy file này và nhờ ai đó hoặc mang ra chợ (Nhật Tảo Tp.HCM, Chợ Trời HN…) để nhờ người ta chép hộ.

Việc chép ROM chỉ tốn chừng vài phút nhưng việc tìm được file.bin trên mạng đôi khi mất vài ngày. Do đó, theo tôi tìm được file .bin quan trọng hơn.

3. Chuẩn bị chip ROM:

Đối với mainboard có socket cắm chip ROM (như hình) Ta có thể dùng đồ nạy nhẹ để tháo ra.

Đối với loại hàn dính lên mainboard thì phải dùng máy khò nhiệt để tháo ra.

Đối với mainboard đời mới nhất hiện nay chip BIOS thuộc loại flash và dạn IC dán 8 chân kích thước khoảnh 5mm (xem hình). Thật buồn cười khi một bạn nói với tôi mang thùng máy ra cửa hàng nhờ thợ kiểm tra dùm có lỗi BIOS thì nạp lại. 1 rồi 3 người thợ xúm lại cuối cùng kết luận không biết BIOS là chip nào (Xem bài trong forum của tôi http://lqv77.com/forum/ ). Tôi nghe xong cũng bó tay. Xem thêm hình minh họa loại flash BIOS đời mới.

Hai chip ở dưới chính là dạng flash BIOS.

Hiện nay thì Kit nạp của TME chưa nạp được cho loại flash BIOS này.

Nếu chip ROM (or flash) bị lỗi thì phải chuẩn bị một chip khác để thay thế. Chip chỉ cần gống số hiệu mà không cần giống hãng sản xuất.

4. Vấn đề tương thích giữa file.bin và chip ROM (or flash):

Các file.bin thông dụng hiện nay có kích thước 128kb, 256kb, 384kb, 512kb, 1024kb tương ứng với chip ROM (or flash) 1M, 2M, 3M, 4M, 8M.

Đơn vị tính của các chip khi ta tra cứu datasheet thì được tính bằng MegaBit, còn các file .bin lưu trên máy thì tính bằng KyloByte. Theo cách tính chuẩn để chuyển đổi thì 1 byte = 8 bit (cái này thuộc về rất cơ bản, không giải thích).

Tương ứng:

128kb = 128 x 8 KyloBit = 1024 Kylo Bit = 1 Mega Bit

256kb=256 x 8 KyloBit = 2 x 1024 Kylo Bit = 2 Mega Bit

Chủ yếu là nếu file bin và chip ROM (or flash) không tương ứng thì sẽ không nạp được vào.

5. Sao lưu chip BIOS ROM (or flash) hiện tại:

Nếu bạn có “Máy nạp ROM” thì bạn chỉ cần tháp chip ROM ra và đưa vô máy dùng chức năng READ để đọc và lưu ra thành file.bin để dành.

Ngoài ra bạn có thể dùng phần mềm (đa số chạy trên nền DOS) như UNI Flash 1.4 có tích hợp sẳn trong đĩa Hirent BOOT.

6. Thực hiện nạp ROM:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tool cần thiết trên dĩ nhiên là việc “đơn giản” còn lại là cách “sử dụng máy nạp” thì vui lòng “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng – Kèm máy” trước khi dùng.

Ở đây tôi chỉ gợi ý vài nét nhỏ: Bạn phải chọn đúng loại ROM mình sẽ nạp vào, load file.bin cần nạp rồi phải xóa trắng chip ROM trước rồi nhấn nút “Program” để “nạp”. Các thao tác này sẽ khác nhau trên các loại máy khác nhau nhưng cơ bản vẫn vậy.

Chào Bạn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com