Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn » Điện Tử Căn Bản » Chương 3_Linh Kiện Thụ Động » Phân loại điện trở và ứng dụng của điện trở
Phân loại điện trở và ứng dụng của điện trở
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline

Phân loại điện trở. 

  • Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
  • Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
  • Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.

Các điện trở : 2W – 1W – 0,5W – 0,25W

Điện trở sứ hay trở nhiệt

1 – Công xuất của điện trở.  Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức

P = U . I = U2 / R = I2.R

  • Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở.

  • Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch.

  • Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy.

  • Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ tiêu thụ.

Điện trở cháy do quá công xuất

  • Ở sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều có trị số là 120Ω nhưng có công xuất khác nhau, khi các công tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ một công xuất là

P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W

  • Khi K1 đóng, do điện trở có công xuất lớn hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở không cháy.

  • Khi K2 đóng, điện trở có công xuất nhỏ hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở bị cháy .

2 – Biến trở, triết áp : Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình dạng như sau :

 

Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới.

Cấu tạo của biến trở

Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như – Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh.

Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý.

Hình dạng triết áp Cấu tạo trong triết áp

3 – Điện trở mắc nối tiếp .

Điện trở mắc nối tiếp.

  • Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3

  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )

  • Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở .

4 – Điện trở mắc song song.

Điện trở mắc song song

  • Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)

  • Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)

  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở . I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )

  • Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau

5 – Điên trở mắc hỗn hợp

Điện trở mắc hỗn hợp.

  • Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .

  • Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .

Ứng dụng của điện trở:   Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :

  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.

Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.

- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở. - Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω - Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W

  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.

Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .

Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .

U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1/(R1 + R2)

Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.

  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

Mạch phân cực cho Transistor

  • Tham gia vào các mạch tạo dao động R C

Mạch tạo dao động sử dụng IC 555

Chào Bạn
Diễn Đàn » Điện Tử Căn Bản » Chương 3_Linh Kiện Thụ Động » Phân loại điện trở và ứng dụng của điện trở
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com