Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com
Chú ý! Pass phía dưới link download! ___ Note! Password under link download
Thống Kê Diễn Đàn

Bài Viết Mới

Chủ Đề Sôi Động

TV Tích Cực

  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn » Sửa Monitor CRT » Chương 7_ Vi Sử Lý » Bài 2 - Mạch Bright và dập điểm sáng
Bài 2 - Mạch Bright và dập điểm sáng
netview
Private
Nhóm: Administrators
Bài Viết: 190
Reputation: 0
Trạng Thái: Offline

1. Chức năng của mạch Bright và dập điểm sáng .

* Mạch Bright và dập điểm sáng có chức năng
- Điều chỉnh độ sáng trên màn hình
- Dập điểm sáng khi tắt máy
- Xoá tia quét ngược trên màn hình .

* Nguyên tắc của mạch điều chỉnh độ sáng Bright .
- Để chỉnh thay đổi độ sáng màn hình, người ta điều chỉnh thay đổi điện áp lưới G1, bình thường lưới G1 được cung cấp khoảng âm 30V, khi điện áp G1 càng âm thì màn ảnh tối đi, khi G1 bớt âm thì màn ảnh sáng lên .




Thay đổi điện áp âm trên lưới G1 để thay đổi độ sáng

- Người ta cũng có thể điều chỉnh Bright bằng cách làm thay đổi điện áp một chiều trên 3 Katôt như trên các máy Samsung mới .

* Nguyên tắc của mạch dập điểm sáng .
- Khi ta tắt máy, lái tia lập tức nghỉ làm việc nhưng điện tích HV trên đèn hình vần còn và sợi đốt vẫn còn nóng vì vậy vẫn còn dòng tia điện tử bay về màn hình, do chúng không được lái ngang và lái dọc nên toàn bộ dòng phát xạ tụ lại thành một điểm sáng trên màn hình có thể gây cháy lớp Phospho, để chống hiện tượng này người ta thiết kế mạch dập điểm sáng hoạt động với nguyên tắc : Làm cho điện áp G1 giảm xuống khoảg - 150V khi tắt máy, khi đó điện áp âm trên G1 sẽ chặn lại dòng tia điện tử còn dư và màn hình không bị đốm sáng .



Hiện tượng màn hình bị đốm sáng khi tắt máy

2. Sơ đồ nguyên lý mạch Bright và dập điểm sáng .

* Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Analog


Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Analog

* Nguồn -150V :
Là nguồn cấp cho mạch Bright và dập điểm sáng
- D1 và C1 là mạch chỉnh lưu nguồn - 150V, nguồn này lấy từ cao áp .

* Mạch Bright :
- Cầu phân áp R1, triết áp Bright và R2 tạo ra điện áp ở hai đầu triết áp Bright điện áp từ khoảng -20V đến -40V, điểm giữa triết áp Bright được nối đến lưới G1 đèn hình .
=> Khi ta chỉnh Bright thì điện áp lưới G1 thay đổi từ -20V đến
-40V => và độ sáng màn hình thay đổi .

* Mạch dập điểm sáng :
- Mạch D2 và C2 tạo ra nguồn áp +100V, R3 là điện trở thoát
điện +100V khi tắt máy, khi tăt máy nguồn +100V sẽ giảm = 0V rất nhanh do C2 có dung lượng nhỏ và có R3 đấu song song để thoát điện .
- Khi máy đang chạy , cực dương của tụ C3 được nạp +100V, cực âm tụ C3 được nạp khoảng -30V , vì vậy điện áp chênh lệch ở hai đầu C3 là 130V .
- Khi tắt máy, điện áp tại cực dương tụ C3 nhanh chóng giảm = 0V nhưng do tụ C3 còn tích điện áp chênh lệch là 130V nên đẩy cực âm tụ C3 xuống âm -130V => áp G1 bị đẩy xuống -130V => điện áp này chặn lại dòng tia điện tử => không suất hiện đốm sáng .

  • Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Digital





  • Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Digiatl

* Mạch Bright :
- Mạch cấp nguồn -150 lấy từ cao áp và được chỉnh lưu qua D1 và C1
- R1 và R2 là cầu phân áp trích lấy một phần điện áp âm đưa vào G1
- Khi máy đang chạy, mạch xung quanh đèn Q2 sẽ phân cực cho Q2 dẫn, tại chân C đèn Q2 có điện áp khoảng 6V
- Lện Bright đi vào thay đổi độ dẫn đèn Q3 => thay đổi độ dẫn đèn Q1 => làm thay đổi điện áp trên lưới G1 => làm thay đổi độ sáng màn hình .

* Mạch dập điểm sáng :
- Khi tắt máy , điện áp 24V giảm nhanh về 0V => thông qua tụ C2 kéo điện áp chân E đèn Q2 giảm thấp làm cho đèn Q2 bị phân cực ngược => đèn Q2 tắt => đèn Q1 tắt theo => dòng qua R2 bằng 0 vì vậy điện áp trên G1 giảm xuống âm -150V , điện áp này chặn lại dòng tia điện tử còn dư không làm xuất hiện đốm sáng trên àmn hình

  • Mạch Bright và dập điểm sáng trên một số máy mới



    Mạch Bright và dập đốm sáng trên một số máy mới

    * Mạch Bright :
    - Mạch Bright trong một số máy mới đây như Monitor Samsung 793DFX lại sử dụng nguên lý : Thay đổi điện áp phân cực cho 3 Katôt để thay đổi độ sáng màn hình .
    - Điện áp trên 3 Katôt được phân cực bởi mạch BIAS, từ CPU sẽ điều khiển mạch BIAS thông qua hai đường Data và Clock, mạch BIAS có chức năng cân bằng trắng và điều chỉnh độ sáng tối cho màn hình .
    - Khi điện áp trên 3 katôt đồng thời giảm => độ phát xạ trên 3 katot tăng => độ sáng màn hình tăng .
    - Khi điện áp trên 3 katot đồng thời tăng => độ phát xạ trên 3 katot giảm => màn hình tối đi .

    * Mạch dập điểm sáng :
    - Khi máy đang chạy, đèn Q2 tắt, đèn Q1 được phân cực thuận và Q1 dẫn, cầu phân áp R1, R2 sẽ tạo ra điện áp -30V đưa vào G1
    - Xung V_BLK là xung mành đưa đến đèn Q1 để khoá đèn Q1 trong thời điểm xung mành quét ngược, khi đó điện áp G1 giảm thấp làm xoá đi tia quét ngược trên màn hình, nếu mất xung mành thì màn hình sẽ xuất hiện các tia quét ngược như sau :



    Màn hình xuất hiện tia quét ngược do mất
    xung mành đưa về xoá tia quét ngược

    - Khi tắt máy, vi xử lý còn hoạt động sau vài giây, vi xử lý đưa ra lệnh V_MUTE => làm cho đèn Q2 dẫn => điện áp chân E đèn Q1 giảm bằng 0 => vì vậy đèn Q1 tắt => điện áp trên lưới G1 giảm xuống âm -150V và chặn lại dòng tia điện tử => không suất hiện đốm sáng trên màn hình .

  • 3. Phân tích mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược trên máy Samsung 793DFX
  • Mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược :
  • Mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược trên
    Monitor Samsung 793DFX

  • Nguyên lý mạch :
    - Điện áp ra chân số 9 cao áp được chỉnh lưu qua đi ốt D504 và lọc trên tụ C505 để lấy ra nguồn -150V
    - Cấu phân áp R514 và R515 tạo ra điện áp khoảng -30V đưa vào lưới G1
    - Xung mành V_BLK kết hợp với đèn Q512 làm nhiệm vụ xoá tia quét ngược trên màn hình, khi xung mành ở trạng thái quét ngược, xung V-BLK tăng cao => khoá đèn Q512 => làm cho điện áp G1 giảm thấp và tia điện tử tạm ngắt trong thời gian quét ngược .
    - Lệnh V_MUTE kết hợp với đèn Q511 để dập điểm sáng trên màn hình, khi có lệnh V_MUTE => đèn Q511 dẫn => đèn Q512 tắt => điện áp trên G1 giảm xuống âm -150V => chặn lại dòng phát xạ => không suất hiện đốm sáng trên màn hình .
  • 4. Các bệnh thường gặp và phương pháp kiểm tra
  • Bệnh 1 : Màn ảnh quá sáng và mờ, khi tắt máy xuất hiện đốm sáng ở giữa màn hình .



    * Hiện tượng trên do các nguên nhân sau :
    - Mất điện áp -150 sau cao áp cung cấp cho mạch Bright và dập đốm sáng .
    - Hỏng các đèn trong mạch Bright và dập đốm sáng .
    - Khô tụ lọc nguồn -150V .

    * Phương pháp kiểm tra :
    - Trước hết để kiểm tra bệnh trên bạn cần xáv định được các vị trí như :
    - Điện áp -150V sau cao áp .
    - Các đèn điều khiển sáng tối, dập đốm sáng
    - Tụ lọc âm 150V, tụ dập đốm sáng .

    + Để xác định nguồn -150V , bạn hãy tìm một chân cao áp có Diode nắn ngược, sau đi ốt là tụ lọc nguồn âm có cực dương quay xuống mass .



    Như ở trên sau khi loại trừ các chân, bạn tìm ra một chân (mũi tên) có Diode nắn ngược, sau Điôt là tụ lọc nguồn âm => đó chính là nguồn âm -150V cấp cho mạch Bright và dập đốm sáng .
  • Chân B+ và chân G1 đều có điốt hướng ra ngoài nhưng chân
    B+ luôn luôn có tụ lọc xuống mass, còn chân G1 thì không.

  • + Để xác định các đèn điều khiển độ sáng và xoá đốm: bạn có thể dò từ nguồn âm ở trên hoặc có thể dò ngược từ chân G1 của đèn hình trở lại .



    Chân lưới G1 trên vỉ đuôi đèn là chân đầu tiên tính theo thuận chiều kim đồng hồ (không kể chân bỏ trống)
    - Từ chân G1 này bạn hãy dò ngược về để tìm ra các đèn điều khiển độ sáng và xoá đốm như trên các sơ đồ nguyên lý đã phân tích .

    + Khi đã xác định được các điểm trên bạn cần đo :
    - Đo xem còn điện áp -150V hay không ?
    => Nếu điện áp này mất bạn cần kiểm tra Điôt và điện trở ở chân cao áp ra
    => Nếu điện áp có nhưng giảm thấp bạn cần kiểm tra tụ lọc nguồn -150V
    - Đo kiểm tra các đèn ( như đèn Q1 và Q2 ở các sơ đồ đã phân tiích )
    - Thay thay thử tụ hoá của mạch dập đốm sáng .
  • Bệnh 2 : Màn sáng bình thường , khi tăt máy có đốm sáng tụ lại giữa màn hình .



    * Nguyên nhân :
    - Do hỏng mạch dập điểm sáng, vì vậy áp G1 không giảm xuống
    âm -150V khi tắt máy .
    - Thông thường do khô tụ hoá trong mạch dập đốm sáng, tụ này thường có trị số khoảng 10Micro/250V
    - Một số trường hợp do hỏng các đèn bán dẫn của mạch dập đốm sáng .
    - Nguyên nhân thứ 2 là do đèn hình kém .

    * Phương pháp kiểm tra :
    - Lưu ý :
    Trước khi kiểm tra cần giảm thấp G2 xuống, nếu không sẽ bị cháy lớp Phospho đèn hình tại đốm sáng .
    - Chỉnh đồng hồ vạn năng về thang 250V, que đỏ kẹp vào mass máy, que đen đặt vào chân G1 trên vỉ đuôi đèn hình, quan sát đồng hồ và tắt máy .
    => Nếu kim đồng hồ vọt lên trên 100V ( khi tắt máy) => thì mạch dập điểm sáng vẫn hoạt động tốt , trường hợp này bạn cần kiểm tra hoặc thay thử đèn hình .



    Đo điện áp G1 (que đen vào G1, que đỏ vào mass) và
    tắt máy thấy kim vọt lên trên 100V => chứng tỏ mạch
    dập điểm sáng vẫn tốt


    => Nếu kim đồng hồ vọt lên không đáng kể là => bị hỏng mạch dập điểm sáng , trường hợp này bạn cần kiểm tra hoặc thay thử tụ điện, transistor trong mạch dập điểm sáng .
    => Như trường hợp sơ đồ dưới dây thì bạn cần kiểm tra đèn Q2, tụ C2, điốt Zener D2, đó là các linh kiện làm nhiệm vụ dập điểm sáng trên màn hình khi tắt máy ..
Chào Bạn
Diễn Đàn » Sửa Monitor CRT » Chương 7_ Vi Sử Lý » Bài 2 - Mạch Bright và dập điểm sáng
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

BegoBook: begobook@gmail.com